Khó khăn khi tìm kiếm người giúp việc sau Tết ở thành phố

Lời hứa hẹn của các cô giúp việc khi về quê ăn Tết, đến mùng 6 sẽ quay trở lại bắt đầu công việc, giống như những nhân viên hành chính nhà nước. Nhưng đến mấy ngày sau cũng không thấy tăm hơi đâu. Hàng chục cuộc điện thoại, bằng những số khác nhau cũng không thấy người giúp việc nghe máy. Nhiều gia đình Việt đã rơi vào tình trạng "dở khóc dở cười" khi không có người giúp việc.

Vật vã tìm người giúp việc gia đình sau Tết Nguyên Đán

Tại Việt Nam, do yêu cầu công việc nhiều bà mẹ đã phải quay trở lại làm việc khá sớm sau thời gian nghỉ sinh. Thậm chí, nhiều người sau khi nghỉ Tết con vẫn còn nhỏ nhưng đã phải bắt tay vào công việc ở cơ quan để có thu nhập, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng người giúp việc xin về quê ăn Tết sau đó lấy đủ lý do để không lên làm nữa đang ngày càng diễn ra phổ biến. Trước đó, nhiều gia đình đã có biện pháp "tăng lương" để giữ chân người giúp việc nhưng vẫn không ngăn được tình trạng này xảy ra.

Theo một số gia đình tại quận Cầu Giấy - Hà Nội, để tìm được người giúp việc sau Tết họ đã phải nhờ bà con ở quê giới thiệu, vì khi có người giúp việc mới các gia chủ cũng phải mất 3 - 5 ngày để chỉ dẫn các công việc trong gia đình, thâm chí là cách sử dụng các thiết bị hiện đại. Gia đình chị Hoàng Thị Mai (Dịch Vọng, Cầu Giấy) bấn loạn khi người giúp việc 30 Tết nhắn tin chúc mừng năm mới và xin nghỉ việc để ở nhà trông cháu. "Mấy ngày Tết vợ chồng tôi lo ngay ngáy, đi chúc Tết ở gia đình nào cũng kêu đang tìm người giúp việc, rồi người giúp việc xin về quê không lên nữa. Công việc nhà tôi thì không có nhiều, chỉ cần dọn qua nhà cửa và trông bé 3 tuổi. Còn việc nấu nướng tôi đi làm tôi nấu, vậy mà cũng không tìm được người giúp việc ưng ý, chịu ở lại làm lâu dài". 

Thực tế, hiện nay khá nhiều gia đình đang loay hoay tìm người giúp việc. Dạo qua các trang mạng, có trang một ngày có đến hàng chục người đăng tin tìm người giúp việc. Theo Luật Lao động, giúp việc gia đình được coi là một nghề, người sử dụng lao động và người lao động phải ký kết hợp đồng lao động. Song, hiện nay hầu hết các gia đình và người giúp việc mới chỉ dừng lại ở “hợp đồng miệng”, dẫn đến thiếu tính ràng buộc, tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho cả 2 bên khi xảy ra sự cố. Chính vì vậy, nhiều Trung tâm Giúp việc hình thành như là cầu nối giữa người giúp việc với các gia đình có nhu cầu thuê giúp việc. Theo đó, khi một gia chủ thuê giúp việc đều có hợp đồng 3 bên ràng buộc, các bên cùng chịu trách nhiệm để không ảnh hưởng đến quyền lợi của bất kỳ một cá nhân nào. 

Đánh giá về nhu cầu thuê giúp việc đầu năm tăng cao, cô Tạ Thanh Liêm cho biết: "Thực trạng người giúp việc về quê ăn Tết xong không lên nữa cũng một phần do thời gian đó vào mùa vụ cấy gặt, họ muốn ở nhà ổn định công việc đồng áng sau đó mới tiếp tục đi làm. Vì vậy, nhu cầu tìm kiếm người giúp việc tương đối lớn, một ngày Trung tâm nhận đến 500 khách hàng tìm đến dịch vụ này, chưa kể giúp việc theo giờ. Lương lao động các gia chủ sẵn sàng trả từ 5 - 8 triệu đồng/tháng". 

 

Gọi hotline

 

Đang xử lý...